3 Bước  trong Quy trình vệ sinh công nghiệp chuẩn Quốc tế

Để triển khai thành công một dịch vụ vệ sinh công nghiệp thì bất kỳ đơn vị nào cũng đều phải có Quy trình vệ sinh công nghiệp.

Vậy vì sao phải có quy trình vệ sinh công nghiệp và Các bước trong Quy trình vệ sinh công nghiệp là gì?

  1. Sự quan trọng của quy trình vệ sinh công nghiệp.

Dù bạn làm ở bất kỳ lĩnh vực nào, khi muốn triển khai một dự án, hạng mục thì đều sẽ cần có một quy trình nhất định để công việc được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ nhất có thể.

Và trong dịch vụ vệ sinh công nghiệp cũng vậy, bạn cũng cần phải xây dựng quy trình vệ sinh công nghiệp. Dưới đây là những lý do cho thấy quy trình vệ sinh công nghiệp là vô cùng quan trọng và cần thiết.

  • Đảm bảo sự liên kết giữa các công việc và giữa các bộ phận liên quan
  • Giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triển khai vệ sinh công nghiệp
  • Đảm bảo không để xảy ra thiếu sót khu vực cần vệ sinh
  • Đảm bảo việc báo giá dịch vụ vệ sinh công nghiệp được hợp lý, đảm bảo được quyền lợi của 2 bên
  1. Quy trình vệ sinh công nghiệp.

2.1. Khảo sát, báo giá

Nhận thông tin, khảo sát công trình thực tế và báo giá

Đầu tiên, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ phải liên hệ với doanh nghiệp để có thể khảo sát công trình cần vệ sinh, sau đó sẽ lên báo giá chi tiết từng hạng mục cho doanh nghiệp.

  • Khảo sát thực tế công trình gồm kiểm tra chiều cao, diện tích của công trình, xác định từng khu vực cần xử lý nhằm trang bị những thiết bị máy móc phù hợp nhất.
  • Ngoài ra, khi khảo sát thực tế công trình sẽ giúp đơn vị vệ sinh biết được mức độ sạch, bẩn của từng khu vực, từ đó huy động các hóa chất và nhân công, thiết bị cần thiết nhất để tiến hành theo đúng tiến độ và yêu cầu đưa ra của khách hàng.

Đây cũng là khâu quan trọng nhằm xác định chi phí của vệ sinh công nghiệp, từ đó 2 bên có thể thương lượng trước khi bắt đầu làm việc.

Chuẩn bị đầy đủ công cụ, thiết bị cần thiết

Để đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực và chất lượng vệ sinh thì đơn vị sẽ cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị. Tránh trường hợp dư thừa hoặc thiếu hụt, gây ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh công nghiệp.

Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, đặc biệt là các loại đồ bảo hộ lao động sẽ giúp đảm bảo được an toàn cho nhân sự làm vệ sinh.

2.2. Quy trình vệ sinh công nghiệp

Quy trình, trình tự khi vệ sinh công nghiệp.

Quy trình vệ sinh công nghiệp một công trình được chia làm 3 bước: vệ sinh phần thô, vệ sinh phần tinh và nghiệm thu.

* Vệ sinh công nghiệp phần thô.

  • Để tránh cản trở trong toàn bộ quá trình vệ sinh công nghiệp, thì việc làm đầu tiên là cần sắp xếp gọn gàng các đồ nội thất tại diện tích cần vệ sinh, đồng thời sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng của những món đồ nội thất này.
  • Sau khi dọn dẹp các món đồ nội thất, tiến hành thu gom các loại rác thải thô cứng tại công trình như các vật liệu thừa, túi nilon…vào khu vực tập kết rác để dễ dàng xử lý.
  • Tiếp theo, xử lý bụi bám trên nền sàn công trình. Có thể dùng loại máy cỡ lớn hoặc cỡ nhỏ tùy vào diện tích công trình. Sau khi hút bụi phải đảm bảo loại bỏ tối thiểu 80% bụi bẩn thì mới thực hiện những bước tiếp theo.
  • Bắt tay vào loại bỏ những vết bẩn cứng đầu trên nền kính, nền sàn sau khi hút bụi.

* Vệ sinh công nghiệp phần tinh:

Bước tiếp theo trong quy trình vệ sinh công nghiệp chính là Vệ sinh phần tinh.

Bước này sẽ diễn ra rất nhanh chóng, không tốn nhiều công sức nếu các bước trong quá trình vệ sinh phần thô được xử lý nhanh gọn và chất lượng. Vệ sinh công nghiệp phần tinh là tiến hành làm sạch hoàn toàn từng phòng với các bước như sau:

  • Lau kính: Sử dụng cây lau kính và hóa chất chuyên dụng. Nếu công trình cao tầng thì cần có thang cuốn an toàn nhằm hỗ trợ làm sạch bên ngoài và bên trong.
  • Làm sạch sàn: Lau sàn cùng nước chuyên dụng sau khi đã hút bụi, sau đó làm khô ngay lập tức nhằm tránh mùi hôi, trơn trượt.
  • Vệ sinh các tiểu tiết: Làm sạch những chi tiết khác như các thiết bị vệ sinh, hệ thống đèn, cửa sổ, cửa ra vào… Làm sạch từng phòng theo kiểu cuốn chiếu, đóng cửa những phòng đã sạch để tránh bụi bẩn trong khi chờ nghiệm thu

* Nghiệm thu:

  • Rà soát, kiểm tra lại những khu vực còn bụi bẩn sau khi đã thực hiện xong cả 2 bước vệ sinh công nghiệp bên trên để xử lý kỹ càng lại.
  • Sắp xếp những đồ nội thất đã di chuyển về chỗ cũ và bàn giao công trình, tiến hành thanh toán và kết thúc hợp đồng.

Trên đây là những bước chi tiết trong quy trình vệ sinh công nghiệp mà các bạn nên biết để xử lý các vấn đề của công trình tối ưu nhất, nhanh nhất với mức giá hợp lý nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *